Sinh viên làm thêm trên đất Mỹ

Mỹ là điểm đến du học lý tưởng song cũng là một trong những nơi có mức sống khá đắt đỏ. Mặc dù đã đáp ứng mức độ tài chính cần thiết khi làm thủ tục xin visa, rất nhiều bạn sinh viên sống và học tập tại đây vẫn muốn tìm một công việc bán thời gian kiếm thêm thu nhập hỗ trợ cho cuộc sống của mình. Vậy liệu bạn có thể làm việc bán thời gian trong quá trình học hay không và có thể làm những gì?

Mỹ là điểm đến du học lý tưởng song cũng là một trong những nơi có mức sống khá đắt đỏ. Mặc dù đã đáp ứng mức độ tài chính cần thiết khi làm thủ tục xin visa, rất nhiều bạn sinh viên sống và học tập tại đây vẫn muốn tìm một công việc bán thời gian kiếm thêm thu nhập hỗ trợ cho cuộc sống của mình. Vậy liệu bạn có thể làm việc bán thời gian trong quá trình học hay không và có thể làm những gì?    TÔI CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐI LÀM?  Sở Nhập cư và Cư trú Mỹ (US Citizenship and Immigration Services) đã đặt ra một số luật lệ rất nghiêm khắc quy định về việc làm thêm trong thời gian học tập và sinh sống tại Mỹ. Nhìn chung, bạn vẫn có cơ hội làm việc bán thời gian trong lúc học, miễn bạn đảm bảo hoàn thành các học kì bắt buộc. Đáng chú ý nhất là những bạn mang visa loại F1 chỉ được làm việc 20 giờ/tuần và chỉ làm việc trong campus của trường (như thư viện, canteen..). Công việc hợp pháp ngoài khuôn viên trường thường là những việc liên quan đến khóa học hay chương trình học của bạn.    NĂM NHẤT  Sinh viên mang visa F1 hay sinh viên năm nhất chỉ được phép làm việc trong khuôn viên trường hoặc những nơi có liên kết với trường. Điều này có vẻ giới hạn nhưng hãy nhớ rằng các trường Đại học tại Mỹ thường là những tổ chức quy mô với một khuôn viên rất rộng lớn. Vì thế, bạn có thể sẽ rất bất ngờ về sự đa dạng về cơ hội cũng như vị trí việc làm nếu bạn thực sự tìm kiếm chúng. Đó có thể là những công việc trong thư viện, quán café, cửa hàng, phòng thể dục, nhà hàng hay văn phòng…Những việc góp phần phục vụ cho sinh viên và cộng đồng trường Đại học.  Lưu ý rằng ở Anh, tuổi được phép uống rượu là 18, trong khi tại Mỹ là 21. Vì thế bạn không được phép làm việc tại các quán bar cũng như các công việc có liên quan đến rượu hay chất có cồn.     SAU NĂM NHẤT  Sau một năm học tập trên đất Mỹ, bạn được phép đăng kí với Sở Nhập cư và Cư trú làm việc tại những vị trí không liên kết với trường Đại học của bạn. Đây quả là một cơ hội cho bạn tìm kiếm những vị trí công việc mới ngoài campus. Nếu bạn sống gần những khu trung tâm mua sắm lớn, cơ hội kiếm việc lại càng dễ dàng hơn, đặc biệt trong các thành phố lớn như Chicago hay Seatle. Tuy nhiên, việc này cần phải xét theo từng trường hợp cụ thể vì không phải tất cả mọi người đều được phép làm ở đây.  Ngoài ra còn có một số công việc mang tính chất học thuật hơn như trợ giảng hay trợ lí văn phòng. Vị trí trợ lí hay nghiên cứu viên thường được bổ nhiệm cho sinh viên đã tốt nghiệp hay sinh viên năm 3, năm 4 bởi công việc này đòi hỏi vốn tiếng Anh lưu loát cũng như khả năng giúp đỡ, hướng dẫn các sinh viên mới trong học tập và cuộc sống. Cái lợi của công việc này là điểm cộng lớn cho bạn nếu bạn có ý định học lên Tiến sĩ hay theo đuổi những ngành thiên về nghiên cứu.  Nếu bạn đang “vật lộn” với vấn đề tài chính hay khả năng tài chính của bạn thay đổi đột ngột thì đó là một khó khăn đáng kể cho việc xin giấy phép đi làm.    THẬN TRỌNG  Hãy nhớ rằng bạn có nghĩa vụ phải đảm bảo những kì học bắt buộc trong thời gian đi làm. Đó không phải trách nhiệm của người chủ (một số người chủ cẩu thả sẽ không nhắc bạn điều đó mặc dù đó là điều họ nên làm – có rất nhiều trường hợp các nhà tuyển dụng tại Mỹ thuê sinh viên quốc tế làm việc bất hợp pháp). Điều này có thể gây hoang mang cho việc quyết định nơi làm việc. Tuy nhiên, bạn luôn có thể kiểm tra với văn phòng quốc tế của trường hay văn phòng đại diện (DSO)    LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM VIỆC?  Sự giới hạn của visa yêu cầu sinh viên đảm bảo phải làm những công việc trong trường hay những việc có liên quan đến chương trình học. Đầu tiên, bạn nên tìm kiếm những cơ hội việc làm với cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí nếu không kiếm được việc phù hợp hay visa của bạn không cho phép bạn làm công việc đó, dịch vụ sinh viên sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn đăng kí cho một chương trình đào tạo nào đó hay giúp bạn tìm kiếm chương trình thực tập phù hợp với visa.  Bạn cũng có thể tìm kiếm những chương trình tình nguyện hay thực tập đúng với ngành nghề của mình nhưng vẫn cần giữ liên lạc với trường để làm một số thủ tục giấy tờ bắt buộc.  Các trường Đại học có nhiều ngành nghề khác nhau với những trang web và dịch vụ việc làm riêng biệt và sinh viên có quyền hưởng mọi lợi ích từ những nguồn này.  Sinh viên mang visa F1 đã hoàn thành năm nhất tại trường có thể tìm những công việc trên website khác, như những sinh viên bản xứ.  Cũng như việc tìm kiếm nhà ở, các tờ báo địa phương cũng như website như Craig’s List là những nguồn thông tin quý báu để tìm kiếm cơ hội việc làm.  Jasmine Doan – CTV INEC                           (Nguồn: hotcoursesaboard)

TÔI CÓ ĐƯỢC PHÉP ĐI LÀM?

Sở Nhập cư và Cư trú Mỹ (US Citizenship and Immigration Services) đã đặt ra một số luật lệ rất nghiêm khắc quy định về việc làm thêm trong thời gian học tập và sinh sống tại Mỹ. Nhìn chung, bạn vẫn có cơ hội làm việc bán thời gian trong lúc học, miễn bạn đảm bảo hoàn thành các học kì bắt buộc. Đáng chú ý nhất là những bạn mang visa loại F1 chỉ được làm việc 20 giờ/tuần và chỉ làm việc trong campus của trường (như thư viện, canteen..). Công việc hợp pháp ngoài khuôn viên trường thường là những việc liên quan đến khóa học hay chương trình học của bạn.

NĂM NHẤT

Sinh viên mang visa F1 hay sinh viên năm nhất chỉ được phép làm việc trong khuôn viên trường hoặc những nơi có liên kết với trường. Điều này có vẻ giới hạn nhưng hãy nhớ rằng các trường Đại học tại Mỹ thường là những tổ chức quy mô với một khuôn viên rất rộng lớn. Vì thế, bạn có thể sẽ rất bất ngờ về sự đa dạng về cơ hội cũng như vị trí việc làm nếu bạn thực sự tìm kiếm chúng. Đó có thể là những công việc trong thư viện, quán café, cửa hàng, phòng thể dục, nhà hàng hay văn phòng…Những việc góp phần phục vụ cho sinh viên và cộng đồng trường Đại học.

Xem thêm:  Đây là cách tính điểm GPA chính xác để săn học bổng du học Mỹ!

Lưu ý rằng ở Anh, tuổi được phép uống rượu là 18, trong khi tại Mỹ là 21. Vì thế bạn không được phép làm việc tại các quán bar cũng như các công việc có liên quan đến rượu hay chất có cồn.

sinh-vien-lam-then-my-1

SAU NĂM NHẤT

Sau một năm học tập trên đất Mỹ, bạn được phép đăng kí với Sở Nhập cư và Cư trú làm việc tại những vị trí không liên kết với trường Đại học của bạn. Đây quả là một cơ hội cho bạn tìm kiếm những vị trí công việc mới ngoài campus. Nếu bạn sống gần những khu trung tâm mua sắm lớn, cơ hội kiếm việc lại càng dễ dàng hơn, đặc biệt trong các thành phố lớn như Chicago hay Seatle. Tuy nhiên, việc này cần phải xét theo từng trường hợp cụ thể vì không phải tất cả mọi người đều được phép làm ở đây.

Ngoài ra còn có một số công việc mang tính chất học thuật hơn như trợ giảng hay trợ lí văn phòng. Vị trí trợ lí hay nghiên cứu viên thường được bổ nhiệm cho sinh viên đã tốt nghiệp hay sinh viên năm 3, năm 4 bởi công việc này đòi hỏi vốn tiếng Anh lưu loát cũng như khả năng giúp đỡ, hướng dẫn các sinh viên mới trong học tập và cuộc sống. Cái lợi của công việc này là điểm cộng lớn cho bạn nếu bạn có ý định học lên Tiến sĩ hay theo đuổi những ngành thiên về nghiên cứu.

Nếu bạn đang “vật lộn” với vấn đề tài chính hay khả năng tài chính của bạn thay đổi đột ngột thì đó là một khó khăn đáng kể cho việc xin giấy phép đi làm.

THẬN TRỌNG

Hãy nhớ rằng bạn có nghĩa vụ phải đảm bảo những kì học bắt buộc trong thời gian đi làm. Đó không phải trách nhiệm của người chủ (một số người chủ cẩu thả sẽ không nhắc bạn điều đó mặc dù đó là điều họ nên làm – có rất nhiều trường hợp các nhà tuyển dụng tại Mỹ thuê sinh viên quốc tế làm việc bất hợp pháp). Điều này có thể gây hoang mang cho việc quyết định nơi làm việc. Tuy nhiên, bạn luôn có thể kiểm tra với văn phòng quốc tế của trường hay văn phòng đại diện (DSO)

Xem thêm:  Những trường tốt nhất để du học tiếng Anh tại Seattle, Mỹ

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÌM VIỆC?

Sự giới hạn của visa yêu cầu sinh viên đảm bảo phải làm những công việc trong trường hay những việc có liên quan đến chương trình học. Đầu tiên, bạn nên tìm kiếm những cơ hội việc làm với cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí nếu không kiếm được việc phù hợp hay visa của bạn không cho phép bạn làm công việc đó, dịch vụ sinh viên sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn đăng kí cho một chương trình đào tạo nào đó hay giúp bạn tìm kiếm chương trình thực tập phù hợp với visa.

Bạn cũng có thể tìm kiếm những chương trình tình nguyện hay thực tập đúng với ngành nghề của mình nhưng vẫn cần giữ liên lạc với trường để làm một số thủ tục giấy tờ bắt buộc.  Các trường Đại học có nhiều ngành nghề khác nhau với những trang web và dịch vụ việc làm riêng biệt và sinh viên có quyền hưởng mọi lợi ích từ những nguồn này.

Sinh viên mang visa F1 đã hoàn thành năm nhất tại trường có thể tìm những công việc trên website khác, như những sinh viên bản xứ.

Cũng như việc tìm kiếm nhà ở, các tờ báo địa phương cũng như website như Craig’s List là những nguồn thông tin quý báu để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Jasmine Doan – CTV INEC

                         (Nguồn: hotcoursesaboard)

Tham khảo thêm thông tin tại du học Mỹ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here